Lập dự án đầu tư
Lập dự án đầu tư
GreenWorld đồng hành cùng khách hàng từ thời điểm thành lập dự án, qua đó thực hiện dịch vụ Lập dự án đầu tư cho khách hàng của mình
1. Lập dự án đầu tư xây dựng là gì?
Theo khoản 26 Điều 2 Luật Xây dựng 2014 thì lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.
2. Quy định về lập dự án đầu tư xây dựng
Quy định về lập dự án đầu tư xây dựng theo Điều 52 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) như sau:
(1) Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại (3) và (4).
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:
- Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
- Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;
- Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật Xây dựng 2014, trừ dự án PPP.
(3) Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
- Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
(4) Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Điều 49 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.
- Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
- + Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
- + Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
- + Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
- + Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
- + Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- + Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
- + Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
Tác giả: Thạch bình