Hồ sơ xin phép đấu nối
Hồ sơ xin phép đấu nối
Đối với những dự án xả thải gián tiếp thông qua hệ thống tiếp nhận nguồn thải chung sẽ dựa vào quy định của từng địa phương. Mỗi địa phương sẽ có những quy định riêng biệt về việc thay đổi, nâng cấp các đầu nối nước thải để đảm bảo quá trình từ nguồn thải đến nơi xử lý chất thải không phát sinh những vấn đề liên quan đến môi trường.
Các đối tượng cần phải lập hồ sơ đấu nối nước thải gồm:
- Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn;
Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp;
Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn; - Trường hợp nước thải xử lý gián tiếp, căn cứ vào khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý gián tiếp xả vào nguồn tiếp nhận để áp dụng phù hợp với giải pháp xử lý nước thải có quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, đáp ứng được mức độ cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
Mục đích của việc lập hồ sơ đấu nối thoát nước thải
Đối với các tổ chức cá nhân
- Nắm rõ được các thông tin cần thiết về thỏa thuận đấu nối thoát nước cũng như xác định được quy định của khu vực địa phương.
Lập ra các kế hoạch xả thải hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Nếu địa phương có những yêu cầu về việc trả phí, nâng cấp các hoạt động liên quan đến hệ thống thoát nước, các điểm đầu nối thoát nước thải thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định.
Có thể lựa chọn các công ty môi trường uy tín để lập hồ sơ, tránh những thủ tục phiền hà hoặc những thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Nắm rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra, đánh giá và đưa ra các quy định hợp lý, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thỏa thuận hoặc cấp phép hoạt động liên quan đến hệ thống thoát nước, các điểm đầu nối thoát nước thải.
Tác giả: Thạch bình
Tags: GreenWorld, Hồ sơ xin phép đấu nối