Hệ thống trao đổi ion

Nước cứng được tạo ra là do nguồn nước ngầm đi qua các lớp đất đá, đá vôi,... từ đó hòa tan các ion Ca2+, Mg2+,... có trong đất đá và làm tăng độ cứng trong nước. Đây là một trong những chỉ tiêu cần được giải quyết đối với những nhà máy sử dụng nguồn nước sản xuất từ tự nhiên như sông, hồ...  Nước cứng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình sản xuất trong ngành dệt nhuộm do ảnh hưởng lên các sợi vải bị cứng và trầy xước cũng như tạo mùi hôi trên các sản phẩm cần độ vệ sinh an toàn cao, gây tắc nghèn đường ống, thiết bị.

 

Giới thiệu về hệ thống trao đổi ion

Để làm mềm nước, GreenWorld đã phát triển hệ thống trao đổi ion được sử dụng trong công nghệ xử lý nước với mục đích làm mềm, khử độ cứng, khử muối, khử kim loại, khử các ion kim loại, khử nitrate,… thông qua việc loại bỏ các ion là Ca2+, Mg2+ chứa trong nước đầu vào.

 

Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình trao đổi ion, một chất dạng hạt (thường là một loại nhựa) được phủ với các ion natri hoặc kali tiếp xúc với nước có chứa các ion canxi và magiê. Hai ion natri hoặc kali tích điện tích dương được trao đổi với mỗi ion canxi hoặc magiê. Khi quá trình này xảy ra đồng nghĩa với việc các ion canxi và magiê được loại bỏ khỏi nước và thay thế bởi các ion natri hoặc kali trong nước. Quá trình này sẽ giúp làm mềm nước.

 

Khi các ion natri hoặc kali còn rất ít hạt nhựa thì các ion canxi hoặc magiê trong nước sẽ không được loại bỏ. Nhựa tại thời điểm này được cho là cạn kiệt và cần tái tạo lại bằng cách đưa chúng trở lại trạng thái mới và bắt đầu lại. Tái sinh của nhựa trao đổi ion là một sự đảo ngược của các phản ứng trao đổi được áp dụng tùy theo đặc tính nước thải và quá trình vận hành.

 

 

Hệ thống trao đổi Ion của GreenWorld

Giải pháp công nghệ khác

Công nghệ xử lý vi sinh

Công nghệ xử lý vi sinh

Sơ lược về xử lý vi sinh
Các nguồn nước cần phải xử lý trước khi xả thải vào môi trường: Nước thải từ khu đô thị, khu dân cư tập trung; nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy/hải sản; nước thải từ các khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề … Đây là loại nước thải có nồng độ BOD/COD, cũng như Nitơ tổng hoặc phốt pho cao...
Công nghệ xử lý hóa lý

Công nghệ xử lý hóa lý

Công nghệ xử lý hóa lý sử dụng các phản ứng hóa học và các quá trình vật lý để loại bỏ các chất ô nhiễm, mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện chất lượng nước
Công nghệ lọc

Công nghệ lọc

Nguồn nước xử lý và mục đích
Với các mục đích cấp nước sinh hoạt độ thị, cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, thực phẩm/dược phẩm… các nguồn nước dưới đất, nước mặt được xử lý để đáp ứng các mục đích cấp nước nêu trên. Ngoài ra để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nước thải từ các nhà máy xử lý nước thải sau khi được xử lý sẽ được xử lý thêm một cấp để dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt hoặc tái sử dụng cho các công đoạn sản xuất.
Công nghệ xử lý khí

Công nghệ xử lý khí

Nguồn xử lý và mục đích
Để giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động con người tạo ra đối với thiên nhiên cũng như trực tiếp bảo vệ sức khỏe con người, các nguồn ô nhiễm khí từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy/hải sản, từ các khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề … từ các bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ được xử lý trước khi thải vào môi trường tiếp nhận.

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi rất mong được giúp bạn đạt được mục tiêu phát triển bền vững của mình

Bạn cần tư vấn báo giá!
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây